16/07/2019
Độ nhớt và máy đo hiện nay đang được quan tâm khá nhiều. Độ nhớt hiện đang là một trong những chỉ tiêu quan trọng. Các loại máy đo ra đời chính là để xác định chỉ tiêu này
Khái Niệm Về Độ Nhớt Và Máy Đo
Độ nhớt là một đại lượng vật lý đặc trưng cho trở lực do ma sát nội tại. Được sinh ra giữa các phân tử khi chúng có sự chuyển động trượt lên nhau.
Nguyên nhân cần xác định độ nhớt
Phân loại độ nhớt
Độ nhớt có thể được biểu diễn theo nhiều cách khác nhau:
Độ nhớt động lực (độ nhớt tuyệt đối): đơn vị cps
Độ nhớt động học: đơn vị cst
Ngoài ra người ta còn sử dụng độ nhớt quy ước. Đối với loại độ nhớt này thì tùy thuộc vào thiết bị sử dụng để đo mà ta có các tên gọi và các kết quả khác nhau như độ nhớt Engler (oE), độ nhớt Saybolt (SSU), độ nhớt Redwood.
Phương pháp
Độ nhớt động học được đo qua thời gian để một thể tích chuẩn của dầu nhớt chảy qua một ống chuẩn của một nhiệt độ chuẩn, thường là 40oC và 100oC. Đơn vị thường dùng là centiStokes (cSt = mm2/s)
Ứng Dụng Độ Nhớt Và Máy Đo
Đo độ nhớt trong ngành thực phẩm: đo độ nhớt sữa, đo độ nhớt sữa chua, đo độ nhớt kem, đo độ nhớt sữa bột, đo độ nhớt thực phẩm dạng dung dịch đóng hộp, đo độ nhớt nước giải khát dạng chiết xuất…
Đo độ nhớt trong ngành dược phẩm – mỹ phẩm: đo độ nhớt cho sữa tắm, đo độ nhớt cho dầu gội, đo độ nhớt cho kem đánh răng, đo độ nhớt cho dung dịch thuốc, đo độ nhớt cho kem dưỡng da…
Đo độ nhớt trong ngành sơn, mực in: đo độ nhớt sơn nước, đo độ nhớt sơn dầu, đo độ nhớt mực in, đo độ nhớt mực phun…
Ứng dụng trong dạy học, nghiên cứu: đo độ nhớt trong môi trường nuôi cấy vi sinh, môi trường nuôi cấy tế bào, dung môi…
Độ Nhớt Và Máy Đo Độ Nhớt Thông Dụng
Máy đo độ nhớt hiện số
Model: NDJ-8S
Sản xuất tại: Trung Quốc
LH:0983.49.67.69 – 0936.49.67.69
Thông số chính:
Thang đo từ: 10 mPa.s đến 2x106 mPa.s
Tốc độ khuấy của Roto: 0,3 / 0,6 / 1,5/3/6/12/30/60 vòng/phút
Độ chính xác: 1%
Màn hình hiển thị số LCD
Kích thước máy: 308 x 300 x 450mm
Khối lượng: 3,75kg
Điện áp: 220V/50Hz
CỐC ĐO ĐỘ NHỚT XND-1
Model: XND-1
Sản xuất tại: Trung Quốc
LH:0983.49.67.69 – 0936.49.67.69
Ứng dụng:
Đây là dụng cụ kiểm tra độ nhớt đơn giản và thuận tiện nhất trong việc kiểm tra độ nhớt của sơn, mực in, dầu... Cốc có lỗ thoát được làm bằng vật liệu đặc biệt, chịu ma sát, ăn mòn của sơn, dầu...
Đặc tính kỹ thuật:
1, Hệ thống đo độ nhớt đồng bộn 4-T,
Thể tích của cốc đo khoảng 100 ml.
2, Khóa điều chỉnh K: Được điều chỉnh để đo độ nhớt của chất lỏng trong các điều kiện. Khóa điều chỉnh K sẽ có độ rơi 1 ± 0.03 được thay đổi trong phạm vi của nhớt kế.
3,Tiêu chuẩn độ nhớt động học đi ra từ nhớt kế 4-T đo giá trị và tính toán giữa các thời gian khác nhau là ± 3%
Máy đo độ nhớt được cung cấp bởi
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THIẾT BỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HỮU HẢO
Mobile: 0936.49.67.69 – 0983.49.67.69
Email: congtyhuuhao3@gmail.com - buiduyhuu@gmail.com
16/07/2019
0 nhận xét
CÂN SẤY ẨM ĐIỆN TỬ HIỆN SỐ
Model: MB25
Hãng sản xuất: Ohaus-Mỹ
Xuất xứ: Trung Quốc
Call: 0983.49.67.69 -0936.49.67.69
23/05/2019
2 nhận xét
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHIỆT ẨM KẾ TỰ GHI GSP- 6 từ A - Z
Bộ đầy đủ gồm: máy chính + đầu dò nhiệt độ+ đầu dò độ ẩm
Các bước đầu để máy bắt đầu tự ghi
- Cắm đầu dò nhiệt độ và độ ẩm vào máy như hình
(chú ý:trong quá trình nhiệt ẩm kế hoạt động, nếu không cắm đầu dò, máy sẽ không ghi lại được nhiệt độ và độ ẩm)
-Nhấn nút giữ khoảng 5s. đến khi màn hình máy hiển thị nút tam giác màu đen là máy bắt đầu quá trình tự ghi
2. Cài đặt phần mềm quản lý:
Download phần mềm: tại đây
Tiến hành cài đặt và khởi động phần mềm
Giao diện ban đầu của phần mềm quản lý nhiệt kế GSP-6:
Tiếp theo ta kết nối nhiệt kế GSP-6 vào máy tính thông qua cổng USB để thiết lập các thông số cho nhiệt kế.
Giao diện phần mềm sau khi kết nối nhiệt kế
Chọn mục Parameter set để vào phần cài đặt thông số cho nhiệt kế
Giao diện cài đặt nhiệt kế
Clock: thời gian của nhiệt kế tự ghi GSP-6 (nhấn edit để đồng bộ theo thời gian của máy tính).
Userinfo: Ghi chú của người dùng cho nhiệt kế, dùng để đặt tên phân biệt khi sử dụng nhiều nhiệt kế cùng lúc (sau khi chỉnh sửa ghi chú nhấn modify để lưu nội dung ghi chú).
Log Interval: Thời gian lấy mẫu của nhiệt kế tự ghi Gsp-6 (theo chuẩn thông từ 02 cài đặt 1h/1 lần hoặc 30p/1 lần)
Start Delay: độ trễ khi khởi động của nhiệt kế sau khi nhấn nút khởi động (ví dụ: sau khi nhấn nút thì 30 phút sau nhiệt kế sẽ khởi động).
Stop by button: Chế độ( enable) dừng nhiệt kế bằng nút Pause trên nhiệt kế, chế độ (Disable) không dừng nhiệt kế bằng nút Pause trên nhiệt kế được (lưu ý sau khi dừng không thể khởi động lại bằng nút mà phải kết nối tới máy tính mới khởi động lại được).
Temp Unit: đơn vị đo nhiệt độ ( có thể chọn độ F hoặc độ C).
Station No.: số thứ tự của nhiệt kế do người dùng đặt.
Temperature Upper Limit: Giới hạn nhiệt độ đo cao nhất cho nhiệt kế.
Temperature Lower Limit: Giới hạn nhiệt độ đo thấp nhất cho nhiệt kế.
Temperature Adjustment: Nhiệt độ tùy chỉnh để thực hiện hiệu chuẩn nhiệt kế.
Sau khi tùy chỉnh các thông số cho nhiệt kế ta nhấn Save để lưu lại (lưu ý khi nhấn Save thì tất cả các cài đặt và dữ liệu đo của các lần trước đó sẽ bị XÓA nên cần chú ý sao lưu dữ liệu của nhiệt kế trước khi cài đặt lại thông số mới).
Sử dụng nhiệt kế tự ghi:
Sau khi cà đặt các thông số cho nhiệt kế tự ghi, ta rút nhiệt kế khỏi máy tính và nhấn giữ nút Home (hình tròn) đến khi màn hình của nhiệt kế hiện ký tự tam giác nhỏ là nhiệt kế bắt đầu quá trình tự ghi. Đặt nhiệt kế tại khu vực cần đo để lấy mẫu, lưu ý không để vật nặng đè lên làm hư nát nhiệt kế.
Để lấy kết quả từ nhiệt kế tự ghi, ta kết nối nhiệt kế tới máy tính vào download kết quả.
Để xem báo cáo nhiệt độ dạng đồ thị ta chọn mục Graph
Để xem báo cáo nhiệt độ theo dạng bảng chi tiết ta chọn mục Detailed data
Để lưu lại các báo cáo nhiệt độ cũng như in báo cáo dễ dàng ta chọn mục Export data và chọn loại file muốn lưu
Lưu ý: Sau khi kết mối máy tính để lấy kết quả ta cần tiến hành khởi động lại nhiệt kế (nhấn giữ nút khởi động máy) để tiến hành đo lần tiếp theo.
08/05/2019
0 nhận xét
Súng Đo Nhiệt Độ Hồng Ngoại – Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động
Súng đo nhiệt độ hồng ngoại hay còn gọi súng bắn nhiệt độ từ xa. Dùng để đo nhiệt độ những vật mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Phương thức đo bằng công nghệ cảm ứng bức xạ hồng ngoại. Ngày nay, công nghệ này được sử dụng phổ biến để đo nhiệt độ bề mặt của những vật ở xa, khó tiếp xúc hoặc trong môi trường nhiệt độ cao, nguy hiểm
Cấu Tạo Cơ Bản Của Súng Đo Nhiệt Độ Hồng Ngoại
Màn hình hiển thị: hiển thị kết quả đo và các thông số cài đặt.
Các phím vật lý: để cài đặt thông số đo cho thiết bị.
Khoan pin: dùng để lắp pin cấp nguồn cho thiết bị.
Cảm biến hồng ngoại: dùng để cảm biến bức xạ điện từ của vật và chuyển về vi xử lý tính toán ra kết quả.
Đèn lazer: để xác định vị trí vật cần đo.
Nút đo nhiệt độ.
Nguyên Lý Hoạt Động Của Súng Đo Nhiệt Độ Hồng Ngoại
Tia hồng ngoại còn gọi là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy. Hầu hết các súng đo nhiệt độ có bước sóng từ 0.8µm đến 14µm.
Một vật có nhiệt độ trên 0°K đều phát ra bức xạ điện từ. Từ nguyên lý này, cảm biến hồng ngoại trên thiết bị sẽ thu được bức xạ điện từ từ vật. Sau đó truyền dữ liệu về cho vi xử lý để tính toán ra được nhiệt độ của vật đó.
Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của thiết bị đó là bước sóng, dãi đo và vật liệu cần đo. Vì vậy nhà sản xuất đã đưa ra những thông số cần thiết nhất trên từng thiết bị của mình. Những thông số cần lưu ý là bước sóng λ và khẩu độ quang học D:S (khoảng các đo và đường kính vật cần đo ).
Cách Tính Khoảng Cách Đo Khi Sử Dụng Súng Đo Nhiệt Độ Hồng Ngoại
Ta có thiết bị Fluke 59 MAX với thông số khẩu độ quang học D:S là 8:1. Đo một vật có đường kính là 40mm thì ta tính theo công thức là: 40mm x 8/1 = 320mm. Vậy là khoảng cách cần đo nhỏ hơn hoặc bằng 320mm là được. Nếu khoảng cách đo lớn hơn khoảng cách tính ở trên thì kết quả sẽ không được chính xác.
Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến kết quả là vật liệu cần đo, vì vậy nhà sản xuất đã đưa ra một bảng chỉ số bức xạ điện từ của một số vật để dể dàng chuyển đổi hệ số bức xạ cho thiết bị nhầm đo được kết quả chính xác hơn. Thông thường nhà sản xuất sẽ mặc định cho thiết bị là 0.95.
Trên đây là sơ lược cấu tạo của súng đo nhiệt độ hồng ngoại cũng như nguyên lý hoạt động của nó. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho quý khách hàng đang sử dụng súng đo nhiệt độ hồng ngoại cách tính khoảng cách cần đo để ra kết quả chính xác hơn. Ngoài ra công ty Tin Cậy còn có dịch vụ sửa chữa súng đo nhiệt độ hồng ngoại của tất cả các hãng trên thị trường với giá cả tốt nhất cho quý khách hàng.
Những Lỗi Thường Gặp
Không đo được nhiệt độ.
Không hiển thị màn hình.
Đèn lazer không sáng.
Và còn nhiều lỗi khác trong quá trình sử dụng.
Mọi thắc mắc liên quan đến sản phẩm quý khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH XNK THIẾT BỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HỮU HẢO
(HUU HAO TSE CO., LTD)
VPGD: Số 28, Ngõ 643, Đường Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội (Đối diện Bộ Công an)
Hotline: 0983.49.67.69 -0936.49.67.69
Email: congtyhuuhao3@gmail.com- buiduyhuu@gmail.com
0 nhận xét