06/10/2019
0 nhận xét
CÁC CÁCH ĐO ĐỘ ẨM CHO DƯỢC LIỆU
Ðộ ẩm là lượng nước chứa trong 100g dược liệu. Dược liệu tươi thường chứa một lượng nước rất lớn: lá chứa khoảng 60- 80% nước, thân và cành chứa khoảng 40- 50% nước. Không có một dược liệu nào đạt độ khô tuyệt đối (độ ẩm 0 %), nhưng đối với mỗi dược liệu đều được quy định một độ ẩm an toàn. Ðể bảo quản tốt, dược liệu cần có độ ẩm bằng hoặc dưới độ ẩm an toàn.
Xác định độ ẩm là công việc đầu tiên phải làm khi tiến hành xác định chất lượng một dược liệu. Hàm lượng các hoạt chất như tinh dầu, chất béo, alcaloid, glycozit v.v... dều được quy định tính trên trọng lượng khô tuyệt đối của dược liệu. Việc xác định độ ẩm còn được tiến hành định kỳ hàng năm 2 lần trong các đợt kiểm kê dược liệu theo quy định của nhà nước.
Các phương pháp xác định độ ẩm:
1. Phương pháp sấy
Dược liệu là lá, rễ, thân cần được chia nhỏ trước khi xác định độ ẩm. Dược liệu là nụ hoa, hạt nhỏ có thể tiến hành xác định trực tiếp mà không cần chia nhỏ.
2. Phương pháp dùng dung môi
Có thể xác định độ ẩm của phần lớn các dược liệu bằng phương pháp sấy hoặc phương pháp cất với dung môi. Riêng với dược liệu chứa tinh dầu có hàm lương tinh dầu lớn hơn 2% thì bắt buộc phải sử dụng phương pháp dung môi để xác định độ ẩm.
3. Dùng máy đo độ ẩm dược liệu
Máy áp dụng công nghệ đo điện trở của dược liệu từ đó tính ra được độ ẩm tương đối của dược liệu. Máy rất thích hợp dùng để đo nhanh khi chế biến, vận chuyển, lưu trữ
Viết bình luận